1. Phong cách kiến trúc cổ điển
Một trong các phong cách kiến trúc cổ điển xuất hiện vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, bắt nguồn từ Hy Lạp. Phong cách có lối thiết kế đối xứng, khoa học, tất cả các thiết kế đều được tính toán theo nguyên tắc hình học và được phối cảnh khoa học. Vật liệu xây dựng là đá, các công trình xây theo phong cách này là đền chùa, những nơi thuộc về tôn giáo lớn.
Phong cách cổ điển có 3 loại cột là Doric, Ionic và Corinthian; tất cả các công trình kiến trúc vĩ đại này đều thể hiện được tinh thần của các nguyên tắc gọi là “các mệnh lệnh kiến trúc”. Parthenon là công trình kiến trúc cổ điển vĩ đại nhất tính đến thời điểm hiện nay, được xây dựng tại Acropolis, Athens vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Điểm đáng chú ý của công trình này là các cột trụ chính ở trung tâm đền thờ có nhiệm vụ chịu lực, đỡ nóc trên hình tam giác.
>> Xem thêm: Các phong cách thiết kế nội thất văn phòng được yêu thích nhất!
2. Phong cách Romanesque
Romanesque là phong cách phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu vào giữa thế kỷ VI, các phong cách kiến trúc được xây dựng trong bối cảnh chiến tranh. Tinh thần kiến trúc được thể hiện rõ rệt qua các bức tường đá kiến cố, các ô cửa sổ phong cách cổ điển hình bán nguyệt. Romanesque hình thành trên ý tưởng kiến trúc thời đế chế La Mã cổ đại, sau đó phổ biến và được áp dụng nhiều trong các nhà thờ.
Nhắc đến phong cách này không thể không kể đến tác phẩm ấn tượng để đời là nhà thờ Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha. Công trình kiến trúc này trở thành một biểu tượng, một niềm tự hào của người dân Tây Ban Nha suốt nhiều thế kỷ.
3. Phong cách kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic là kiến trúc phổ biến ở Pháp, người ta hay gọi phong cách Gothic là phong cách Pháp vì nó bắt nguồn ở Pháp vào thời Trung cổ, phổ biến vào những năm 900 đến 1300. Phong cách này đã thực sự làm mới nhiều công trình, tạo ra sự hoành tráng và vĩ đại cho nhiều công trình trong giai đoạn này.
Các công trình ứng dụng phong cách này hầu hết là tòa nhà giáo hội, nhà thờ với đặc điểm nhận diện không thể nhầm lẫn với phong cách nào khác là mái vòm và vòm hầm. Các tòa nhà Gothic được công nhận là Di sản thế giới chiếm đến 70% trên tổng số các tòa nhà xây dựng theo phong cách này, ví dụ như Nhà thờ Đức Bà và Nhà thờ Reims.
>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế nội thất phong cách thô mộc Brutalism là gì?
4. Phong cách Baroque
Vẫn là phong cách đặc trưng của tôn giáo, áp dụng tại các nhà thờ, nhà giáo hội, phong cách Baroque xuất hiện và nổi lên từ thế kỷ 16 dưới chế độ quân chủ tại Châu Âu. Mang tinh thần của giáo hội, phong cách kiến trúc này thể hiện được sức mạnh, ánh sáng phóng đại, thoát khỏi sự kìm hãm, cảm xúc mạnh mẽ và sự uyển chuyển của nghệ thuật trong từng chi tiết trang trí.
Phong cách Baroque có nhiều biến thể và lối thiết kế khác nhau nhưng đặc điểm chung vẫn là không gian chính diện làm trung tâm, đứng ở vị trí trung tâm sẽ nhìn được tổng thể toàn bộ kiến trúc như các trụ cột, bàn thờ, mái vòm,… Công trình nổi tiếng với phong cách này là nhà thờ Gesù tại Rome.
>> Xem thêm: Báo giá thiết kế thi công shop thời trang trọn gói
5. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
Phong cách Tân cổ điển đã mang lại màu sắc mới cho các công trình từ khi chúng xuất hiện. Vào thế kỷ 18 các công trình kiến trúc mang màu sắc Tân cổ điển đã làm sống lại các tòa nhà La Mã cổ điển và tòa nhà Hy Lạp. Khi bối cảnh xã hội, kinh tế thời này thay đổi, các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên khắp thế giới.
Sự thay đổi, giao lưu văn hóa đã mang lại những phong cách thiết kế sáng tạo, phong cách của sự giao thoa văn hóa. Phong cách tân cổ điển có nhiều điểm mới và cốt lõi vẫn là sự đối xứng hợp lý của phong các Baroque. Hiện nay phong cách này được áp dụng cho nhiều biệt thự tại Việt Nam, vì phong cách thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp và quý phái.
6. Phong cách Beaux-Arts
Phong cách Beaux-Arts xuất hiện vào năm 1830 tại một trường Mỹ Thuật Pháp, phong cách là sự giao thoa giữa phong cách Gothic, Tân cổ điển Pháp và kiến trúc thời kỳ Phục Hưng trên thế giới. Điểm khác biệt nổi bật của phong cách này là vật liệu sử dụng hiện đại như sắt và kính. Công trình nổi tiếng theo phong cách này là Grand Central Terminal New York được xây dựng trên đất Mỹ.
>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế nội thất văn phòng làm việc cao cấp
7. Phong cách Art Nouveau
Phong cách Art Nouveau có sự đối lập với phong cách chiết trung Châu Âu, bản thân phong cách này lấy ý tưởng từ hội họa, thiết kế typography. Phong cách tạo được sử khác biệt nhờ các yếu tố trang trí khéo léo trên tòa nhà, các chi tiết trang trí lấy hình ảnh thực vật, động vật, hoa lá kết hợp màu sắc hài hòa. Các tòa nhà đầu tiên được thiết kế theo phong cách này đều nhờ kiến trúc sư người Bỉ Victor Horta. Tòa nhà nổi tiếng phong cách này được tạo bởi kiến trúc sư người Pháp, Hector Guimard.
> Xem thêm: Thiết kế nội thất showroom đẹp chuyên nghiệp
8. Phong cách kiến trúc Art Deco
Phong cách xuất hiện đầu tiên ở Pháp trước chiến tranh thế giới I, phong cách chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, nghệ thuật và thiết kế khác. Phong cách là sự pha trộn của nhiều thiết kế hiện đại, yêu cầu tạo ra phong cách này chú trọng các yếu tố thủ công, vật liệu sử dụng hiện đại.
Phong cách này phù hợp với xã hội hiện đại, công nghệ tiến bộ; kiến trúc sư người Pháp, Auguste Perret là người tiên phong sử dụng bê tông cốt thép cho các công trình phong cách Art Deco.Công trình đánh dấu tên tuổi của phong cách này là nhà hát Champs-Elysées của Perret (1913).
>> Xem thêm: Thiết kế shop quần áo nữ đẹp, thời trang
9. Phong cách Bauhaus
Xuất hiện ở thế kỷ XX, phong cách Bauhaus nổi bật với thiết kế nội thất bằng nhựa, phong cách xuất hiện trong một bài diễn văn dài tại trường thiết kế đã gây được ấn tượng lớn với những người nghe. Phong cách áp dụng hiệu quả mối quan hệ giữa thiết kế sản phẩm và sản xuất công nghiệp tạo ra quy trình thiết kế hợp lý. Người sáng lập phong cách này là Walter Gropius, người đã đưa ra nhiều phương pháp, bài học quý giá đóng góp vào kiến trúc hiện nay.
10. Phong cách kiến trúc hiện đại
Kiến trúc hiện đại được chú ý nhiều vì phù hợp để áp dụng với nhiều công trình hiện nay, xuất hiện trong nửa đầu thế kỷ 20, phong cách thiết kế nội thất hiện đại đã được áp dụng cho vô số các công trình. Đáng chú ý phải nhắc đến phong cách này là sự tổng hợp các giới luật trong các tác phẩm, diễn ngôn của tác giả. Le Corbusier có bản tuyên ngôn năm 1926 là “Năm đặc điểm cơ bản của kiến trúc mới”, những bản tuyên ngôn của ông gắn liền với thực tế thiết kế.
11. Phong cách thiết kế kiến trúc hậu hiện đại
Các phong cách kiến trúc này xuất hiện cùng cuộc Đại suy thoái năm 1929, lúc mới xuất hiện phong cách nhận rất nhiều sự chỉ trích nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển vào năm 1970. Phong cách này khác với phong cách hiện đại là chúng thể hiện được tính chất Chủ nghĩa hiện đại, lấy một số nguyên tắc làm trung tâm như phối hợp với nét lịch sử. Phong cách này chỉ áp dụng với những công trình lịch sử, những người thực sự yêu thích và quan tâm tới Chủ nghĩa hiện đại, văn hóa đại chúng.
>> Bài viết cùng chủ đề: Phong cách chiết trung (Eclectic) là gì? Đặc điểm phong cách chiết trung
12. Phong cách giải kết cấu – Deconstructivism
Phong cách bắt nguồn từ năm 1980, phong cách giải kết cấu được rút ra từ triết học và văn học với ý nghĩa là tháo dỡ những nguyên tắc truyền thống, kiến tạo, sáng tạo nghệ thuật và kiến trúc từ đầu thế kỷ 20. Phong cách này đặt ra các giới luật, là sự kết hợp của động lực phi tuyến và lý luận thiết kế. Quy trình thiết kế của phong cách thực sự phức tạp, nhưng nó lại tạo ra bước ngoặt và làm mọi người chóng ngợp trong triển lãm MoMA năm 1988 do Philip Johnson tổ chức.
13. Phong cách Byzantine
Tiếp nối kiến trúc La Mã cổ đại, kiến trúc Byzantine có thêm nhiều chỉ tiết đột phá, mới lạ làm nên phong cách tiến bộ, công nghệ, hiện đại phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. Tòa nhà chủ yếu sử dụng vật liệu là thạch cao tôn được sự sang trọng, nhưng đồng thời cũng tăng độ khó của thiết kế.
14. Phong cách kiến trúc Phục Hưng
Phong cách Phục Hưng là sự tiếp nối của phong cách La Mã cổ đại là Hy Lạp, phong cách thể hiện rõ sự hợp nhất giữa ý thức và vật chất. Kiến trúc Phục Hưng phổ biến từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 rộng khắp các vùng châu Âu.
Nếu bạn đang có hứng thú với việc thiết kế nội thất theo những phong cách kiến trúc này thì hãy để Deco Crystal – TPL tư vấn và giúp bạn xây dựng những bản thảo phù hợp. Chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất được tin tưởng nhất hiện nay với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, đã thực hiện thi công rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại và có quy mô lớn.